-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bỏ Túi 21 trò chơi vận động cho trẻ em & người lớn thú vị nhất 2024
Đăng bởi Nguyễn Xuân Nghĩa
Thứ Wed,
06/03/2024
Bỏ Túi 21 trò chơi vận động cho trẻ em & người lớn thú vị nhất 2024
Trò chơi vận động không chỉ giúp rèn luyện thể chất mà còn mang lại niềm vui, sự hứng khởi và thử thách cho tất cả mọi người. Với danh sách 21 trò chơi vận động hay nhất trong năm 2024, hãy cùng Trò Chơi Vận Động tận hưởng những những trải nghiệm thú vị này nhé.
Trò chơi vận động là một hoạt động vui nhộn và bổ ích không chỉ dành cho trẻ em mà còn cho người lớn. Những trò chơi này vừa mang lại niềm vừa giúp nâng cao sức khoẻ. Sau đây là danh sách 21 trò chơi vận động mà VinWonder gợi ý, giúp trẻ em và người lớn đều có cơ hội khám phá và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ.
1. Những lợi ích vàng mà các trò chơi vận động mang lại
Tham gia vào những trò chơi vận động không chỉ giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng mà còn cải thiện sức khỏe. Hơn thế nữa trò chơi vận động còn giúp chúng ta giảm stress và mang lại sự thoải mái cho tâm hồn.
2. Gợi ý một số trò chơi vận động cho trẻ em
Dưới đây là 11 gợi ý trò chơi vận động dành cho trẻ em. Thầy cô và các bậc phụ huynh có thể tham khảo để chơi cùng các bé.
2.1 Ô tô vào bến – trò chơi vận động mầm non được các bé yêu thích
Trò chơi “Ô tô vào bến” giúp trẻ rèn luyện tư duy logic và hình thành cho trẻ tính kỷ luật.
Chuẩn bị:
Cờ: 4 đến 6 lá cờ có màu sắc khác nhau.
Giấy màu: 4 đến 6 giấy màu trùng với màu cờ
Không gian chơi: không gian rộng đủ để trẻ em có thể chạy tự do và di chuyển thoải mái trong suốt trò chơi.
Cách chơi:
Sân chơi được chia thành 4-6 vị trí, tương ứng với mỗi màu lá cờ. Sau đó, giáo viên phát cho các em nhỏ giấy màu có cùng màu sắc với các lá cờ. Sau khi nhận giấy màu, các em có thể tự do chạy trong phòng, vừa chạy vừa vặn tay trước ngực như người lái ô tô.
Khi giáo viên nói “Ô tô chuẩn bị vào bến”, cô sẽ đưa ra một hiệu lệnh bằng cách giơ lên lá cờ có màu tương ứng, và ô tô có cùng màu sẽ tiến vào bến. Các ô tô khác tiếp tục chạy nhưng với tốc độ chậm hơn. Nếu có em nào vào nhầm bến thì sẽ bị loại
2.2 Chuyền bóng
Trò chơi chuyền bóng là trò chơi tập thể cho học sinh. Trò chơi này sẽ giúp các bé hình thành kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
Chuẩn bị:
- Khoảng 2 hoặc 3 quả bóng.
- Sân chơi rộng rãi.
Cách chơi như sau:
Các em học sinh sẽ xếp thành hình vòng tròn, nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng tròn để tăng tính tham gia của tất cả mọi người. Mỗi nhóm 10 người, sẽ có một bé được cử ra để cầm bóng. Sau khi thầy cô đưa ra khẩu lệnh “bắt đầu”. Bé cầm bóng sẽ chuyền bóng cho người bên cạnh mình, tiếp tục như vậy lần lượt theo chiều kim đồng hồ.
Trong khi chuyền bóng, các em sẽ hát theo nhịp theo câu chuyện của bóng:
“Không có cánh,
Mà bóng biết bay.
Không có chân,
Mà bóng biết chạy.
Nhanh nhanh bạn ơi,
Nhanh nhanh bạn ơi.
Xem ai tài, ai khéo,
Cùng thi đua nào.”
Nếu một bé làm rơi bóng, bé sẽ phải ra khỏi sân chơi để nhường chỗ cho người khác.
2.3 Hái quả – trò chơi vận động cho trẻ em giúp bé phát triển toàn diện
Chuẩn bị:
- Phấn vẽ để đánh dấu đường chạy.
- Sọt đựng để chứa quả sau khi hái.
- Cây nấm để làm chướng ngại vật và một chậu cây có khoảng 10 quả.
Cách chơi:
Quản trò chia mỗi đội có từ 3 đến 4 thành viên. Mỗi đội sẽ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe được hiệu lệnh của quản trò, các trẻ sẽ bắt đầu chạy bộ qua đường hẹp và vượt qua các chướng ngại vật. Các chướng ngại vật sẽ bao gồm các cây nấm được đặt ngẫu nhiên trên đường chạy.
Khi chạy xong đoạn đường này, các trẻ sẽ tiếp tục bật lên các vòng tròn và chạy đến chậu cây, hái quả và mang về bỏ vào sọt đựng quả.
Thành viên tiếp theo sẽ tiếp tục thực hiện và lấy nhiều quả nhất có thể. Đội nào hoàn thành nhanh nhất và lấy được nhiều quả nhất sẽ là đội chiến thắng.
2.4 Nhảy lò cò – trò chơi ngoài trời cho trẻ em
Nhảy lò cò là trò chơi ngoài trời rất thu hút trẻ em. Nó giúp trẻ rèn luyện sự kiên nhẫn, cẩn thận và sự chính xác trong từng bước di chuyển trên sân chơi.
Chuẩn bị:
- Phấn để vẽ các ô trên sân, ghi số và chữ vào mỗi ô.
- Sân chơi rộng rãi, thoải mái
Cách chơi:
Trẻ vẽ các ô trên sàn với số lượng mong muốn và ghi số và chữ vào các ô đã vẽ. Các ô có thể là các hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật, tùy thuộc vào sự lựa chọn của trẻ.Trẻ đứng ở vị trí xuất phát.
Sau khi quyết định được số ô cần nhảy, trẻ sẽ lựa chọn ô mình muốn nhảy và nhảy vào đó. Nếu trẻ nhảy đúng vào ô đã lựa chọn, sẽ được đi tiếp đến ô tiếp theo hoặc được nhận phần thưởng nếu quy định trước đó. Nếu trẻ nhảy vào ô sai hoặc quá thời gian cho phép, sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.
2.5 Vượt chướng ngại vật
Chuẩn bị:
- Hầm chui làm bằng bìa carton.
- Phấn vạch, dây đeo vòng.
- Chai nhựa.
Cách chơi:
Quản trò sẽ chia các bạn nhỏ thành nhiều đội khác nhau, mỗi đội tối đa 5 bạn. Mỗi đội chơi đứng sau vạch xuất phát và khi có hiệu lệnh, trẻ sẽ bắt đầu bật chân qua suối, chạy và bò qua đường hầm được làm bằng bìa carton.
Sau đó, trẻ chạy đến dây đeo vòng nhảy lên cao và lấy vòng bằng 2 tay. Tiếp theo, trẻ sẽ đứng tại chỗ, ném vòng vào cổ chai có sẵn và chạy về xếp cuối hàng. Đội nào hoàn thành trò chơi đầu tiên sẽ dành chiến thắng.
2.6 Cướp cờ – trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Chuẩn bị:
- Cờ hoặc khăn tượng trưng cho cờ.
- Vòng tròn và vạch xuất phát để làm đích hai đội.
Cách chơi:
Quản trò sẽ phân chia các bạn nhỏ thành hai đội chơi với số lượng bằng nhau từ 5 đến 6 bạn. Sau đó, đếm số thành viên theo tứ tự: 1, 2, 3, 4… Quản trò mỗi lần chơi được phép gọi nhiều số. Khi quản trò gọi đến số nào thì số đó của hai đội sẽ nhanh chóng chạy đến vòng tròn và cướp cờ.
Nếu người chơi không giữ cờ được hoặc bị đối phương vỗ vào người thì đội đối phương sẽ được cộng điểm và chơi tiếp.
Khi quản trò gọi số nào thì số đó của hai đội phải về vạch xuất phát của đội để hoàn thành một vòng chơi.
2.7 Ai nhanh hơn
Chuẩn bị:
- Hầm chui.
- Thang leo.
- Bục bật sau.
- Vòng thể dục.
Cách chơi:
Quản trò sẽ chia các bạn nhỏ thành nhiều nhóm khác nhau, với mỗi nhóm không quá 5 thành viên. Các nhóm sẽ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của quản trò, thành viên đầu tiên của mỗi nhóm sẽ ngồi xổm và vượt qua các chướng ngại vật, sau đó băng qua bục bật sau và nhảy xuống, bò qua đường hầm, leo lên thang và chạy đến vòng thể dục, sau đó quay trở lại hàng cuối cùng.
Tiếp theo, các thành viên khác trong nhóm sẽ lần lượt thực hiện cùng các bước trên. Đội chơi hoàn thành nhanh hơn sẽ được xem là người chiến thắng trong trò chơi này.
2.8 Trời nắng trời mưa
Trò chơi yêu cầu trẻ nhỏ phải phản ứng nhanh chóng khi nghe hiệu lệnh để chạy vào “nơi trú mưa”. Điều này giúp rèn luyện sự nhạy bén và phản xạ tức thì của trẻ.
Chuẩn bị:
- Phấn để vẽ vòng tròn.
- Sân chơi rộng rãi.
Cách chơi:
Quản trò vẽ vòng tròn trên sân (30-40cm) làm nơi trú mưa. Khi có hiệu lệnh “Trời mưa”, từ quản trò các bạn nhỏ phải chạy vào “nơi trú mưa” – tức là chạy vào vòng tròn được vẽ trên sân. Nếu một trong các bạn nhỏ “bị ướt”, trẻ đó sẽ phải ra ngoài và bị loại khỏi trò chơi. Ngược lại, khi có hiệu lệnh “Trời nắng”, các bạn nhỏ có thể chạy ra khỏi vòng tròn. Khi chỉ còn lại một người chơi, người đó sẽ là người chiến thắng.
2.9 Tàu hỏa
Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng và phẳng, có thể là sân trường hoặc khu vực đất trống.
- phấn để vẽ vạch kẻ sân, tạo thành hai đường thẳng song song với nhau, hoặc sử dụng hàng gạch lát nền để làm vạch.
Cách chơi:
Để bắt đầu trò chơi, quản trò sẽ vẽ 2 đường thẳng song song với nhau hoặc sử dụng hàng gạch lát nền làm vạch để đánh dấu đường đua tàu hỏa. Sau đó, các bạn nhỏ sẽ xếp thành đoàn tàu bằng cách đặt tay lên vai nhau thành một hàng dọc và đi trong 2 đường thẳng đã được vạch sẵn.
Khi quản trò ra hiệu lệnh cờ xanh, trẻ phải di chuyển theo đoàn tàu và kêu “xình xịch”. Khi quản trò nói “Tàu lên dốc”, đoàn tàu phải đi bằng gót chân và miệng kêu “tu tu”. Khi quản trò nói “Tàu xuống dốc”, đoàn tàu phải đi bằng mũi chân và miệng kêu “tu tu”. Nếu có trẻ không thực hiện đúng theo yêu cầu của quản trò, trẻ đó sẽ bị loại ra khỏi trò chơi.
2.10 Ô tô và chim sẻ
Chuẩn bị:
- 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ có đường kính khoảng 20cm để trẻ em có thể cầm xoay xoay như đang lái ô tô.
- Bàn vẽ: để vẽ sân chơi và các đường giới hạn để trẻ có thể biết vị trí chơi và giới hạn đường ô tô.
Cách chơi:
Quản trò sẽ hướng dẫn các em nhỏ cầm vòng tròn xoay xoay như động tác đang lái ô tô, và các bạn sẽ đóng vai chim sẻ giả vờ mổ thóc trên đường. Khi xe ô tô kêu “bim bim” và chạy đến, các em sẽ giả vờ bay lên vào các vòm cây bên đường để tránh xe.
Khi xe ô tô chạy qua rồi, chim sẻ tiếp tục sa vào lòng đường để kiếm ăn. Nếu có em nào không kịp bay lên vòm cây để tránh xe ô tô, em đó sẽ bị loại ra khỏi trò chơi.
2.11 Nhảy qua hộp – trò chơi vận động sáng tạo
Chuẩn bị:
- Một số hộp bằng giấy carton sử dụng cho việc nhảy.
- Băng dính cần được chuẩn bị để dán các hộp lại với nhau và giữ chúng ở đúng vị trí.
Cách chơi:
Tạo đội hình hai đội người đối diện nhau ở hai đầu của sân chơi. Mỗi đội sẽ lần lượt chọn một thành viên của mình để thực hiện nhiệm vụ đầu tiên. Thành viên được chọn sẽ phải nhảy qua các hộp từ đầu sân tới đích. Khi hoàn thành, thành viên của đội đó trở về đội của mình và tiếp tục chờ lượt tiếp theo.
Điểm được tính dựa trên số lần nhảy thành công của từng đội. Nếu thành viên không thực hiện thành công yêu cầu, đội của họ sẽ bị trừ điểm. Sau khi một đội hoàn thành, đội kia sẽ tiếp tục thực hiện và các bước 2 đến 3 sẽ được lặp lại. Đội có số điểm cao nhất sẽ thắng cuộc.
Ở EAON có hệ thống trò chơi vận động vô cùng đa dạng với xích đu, cầu trượt, nhà bóng, leo núi, đi xe điện… Từ đó các bé được rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tính độc lập.
Thủy cung Times City như một đại dương thu nhỏ giữa trung tâm Thủ đô. Với hơn 3 triệu lít nước biển, đây là nơi chứa đựng hơn 30.000 cá thể độc đáo từ khắp nơi trên thế giới. Vinpearl Aquarium Times City mang đến cho du khách trải nghiệm tuyệt vời trong thế giới đại dương thông qua ba khu vực chính: khu cá nước ngọt, khu hang động bò sát và khu cá nước mặn.
3. Những trò chơi vận động cho người lớn siêu vui
Trong cuộc sống hiện đại, với nhịp sống bận rộn và công việc áp lực, việc tìm kiếm những hoạt động vui chơi và vận động là điều cần thiết để giữ gìn sức khỏe và cân bằng cuộc sống. Dưới đây là 6 gợi ý trò chơi vận động cho người lớn siêu vui.
3.1 Tắt lửa
Chuẩn bị:
- Sân rộng rãi.
- Viên phấn để vẽ vòng tròn.
Cách chơi:
Tất cả mọi người đứng thành vòng tròn và vẽ một vòng tròn nhỏ quanh chỗ mình đứng, tượng trưng cho ngôi nhà. Khi nghe hiệu còi, báo hiệu trời tối, mọi người phải bỏ nhà và đi xa vòng tròn của mình khoảng 10 mét. khi đó, quản trò xoá đi một vòng tròn nhỏ bất kỳ. Khi nghe quản trò hô “Tắt lửa”, mọi người phải chạy về và đứng vào một căn nhà nhỏ bất kỳ. Những người không có nhà sẽ thua cuộc.
3.2 Thoát chạy – trò chơi vận động tập thể nêu cao tinh thần đoàn kết
Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng đủ cho các người chơi tham gia.
- Sử dụng một quả bóng nhỏ, đủ vừa cầm tay cho người ném.
Cách chơi:
Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn xung quanh người đứng giữa. Trọng tài ra hiệu còi để bắt đầu trò chơi. Người đứng giữa tung quả bóng lên cao khoảng 3m. Khi quả bóng rơi xuống và người đứng giữa bắt được, trọng tài sẽ thổi hiệu còi thứ hai để thông báo việc bắt đầu chuyển đổi vai trò.
Nghe hiệu còi thứ nhất, tất cả mọi người trong vòng tròn phải nhanh chóng chạy ra xa khỏi vị trí ban đầu để tránh bị ném bóng. Nghe hiệu còi thứ hai, mọi người phải dừng lại tại chỗ và không được di chuyển thêm. Người đứng giữa sẽ cố gắng ném bóng để trúng một người chơi khác trong vòng tròn. Người chơi bị trúng bởi quả bóng sẽ bị loại
3.3 Gậy bay
Chuẩn bị:
- Sân rộng chọn một khu vực đủ rộng để đảm bảo không gian cho các đội chơi chạy.
- Gậy chuẩn bị gậy dùng để đánh dấu đích.
- Một cái còi để tạo âm thanh báo hiệu khởi đầu và kết thúc của trò chơi.
Cách chơi:
Người chơi được sắp xếp thành đội, đảm bảo đều nhau. Mỗi đội được trang bị một cái gậy. Khoảng cách mỗi đội là 20m, trước mỗi đội đặt một gậy làm đích.
Khi tiếng còi xuất phát, người thứ nhất của mỗi đội cầm gậy và bắt đầu chạy vòng quanh đích rồi quay trở về đội của mình. Khi người thứ nhất về đến đội, người thứ hai tiếp nhận gậy và cả hai cùng cầm gậy đó chạy vòng qua đích và trở về đội. Người thứ ba tiếp nhận gậy và cả ba người cùng chạy qua đích và trở về đội.
Quá trình này tiếp tục cho đến người cuối cùng trong đội. Cả đội cùng cầm gậy chạy vòng qua đích, sau đó trở về vị trí ban đầu và tập họp. Đội nào hoàn thành nhiệm vụ trước sẽ giành chiến thắng.
3.4 Gánh nước
Chuẩn bị:
- Một chén nước đầy để đặt trên đường vạch xuất phát.
- Khu vực chơi đủ rộng để mọi người có đủ không gian để chạy và truyền chén nước cho nhau.
Cách chơi:
Khi có hiệu lệnh bắt đầu từ quản trò, các bạn ở đầu mỗi hàng hãy chạy nhanh lên đường vạch. Đặt chén nước xuống đất và chạy về đánh vào tay người thứ hai trong hàng. Người thứ hai sẽ nhanh chóng chạy lên và cầm chén nước. Họ sẽ đưa chén nước cho người thứ ba và tiếp tục chạy trở lại hàng của mình. Người thứ ba tiếp nhận chén nước từ người thứ hai và chạy về hàng sau.
Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi người cuối cùng trong hàng nhận được chén nước.
3.5 Tìm bạn – trò chơi vận động trong nhà hấp dẫn
Chuẩn bị:
- Số lượng nửa trái tim đủ cho số lượng người chơi tham gia. Có thể làm nửa trái tim từ giấy hoặc sử dụng các mô hình nửa trái tim có sẵn.
- Các yêu cầu mẫu cho người chơi viết trên nửa trái tim. Bao gồm các yêu cầu như “Nếu bạn có một nguyện vọng, hãy viết nó lên”, “Thì bạn sẽ làm gì nếu được thực hiện một điều ước?”, hoặc các câu hỏi tương tự.
- Không gian thoải mái để người chơi có đủ không gian để di chuyển và tìm kiếm bạn bằng nửa trái tim.
Cách chơi:
Người điều khiển sẽ chia tất cả người chơi thành hai nhóm. Sau đó, họ sẽ phát cho mỗi người một nửa trái tim. Mỗi người sẽ viết vào nửa trái tim theo yêu cầu, sử dụng “nếu” hoặc “thì”. Điều này có thể là một nguyện vọng, một ước mơ, hoặc một mong muốn trong tương lai. Sau khi mọi người đã hoàn thành việc viết, người điều khiển sẽ hô lệnh: “Hãy tìm bạn bằng nửa trái tim.” Tại đây, mỗi người chơi sẽ nhanh chóng tìm người bạn của mình bằng cách so sánh và ghép nét cắt của hai nửa trái tim của mình.
Người điều khiển sẽ chọn 10 cặp nhanh nhất, tức là những cặp người chơi tìm được bạn của mình đầu tiên. Quản trò sẽ bình luận từng cặp một và xem xét xem nếu hoặc thì của cặp nào có ý nghĩa và duyên phận đặc biệt
3.6 Chiếm vị trí
Chuẩn bị:
- Không gian chơi: Chọn một khu vực đủ rộng để nhóm có thể di chuyển và tạo thành một vòng tròn.
Cách chơi:
Cách chơi trò chơi này rất đơn giản. Cả nhóm người chơi có thể đi xung quanh vòng tròn theo cùng hoặc ngược chiều kim đồng hồ trong khi hát một bài.
Khi “quản trò” hô to vào 4″ (hoặc một số bất kỳ từ 1 đến 5). Ngay lập tức, người chơi phải nhanh chóng tìm một vị trí thuận lợi trong vòng tròn để đảm bảo rằng có chính xác 4 người trong vòng tròn.
Người chơi cuối cùng không tìm được vị trí phù hợp trong vòng tròn hoặc gây ra sự thừa số người so với yêu cầu ban đầu của quản trò sẽ bị phạt.
Sau đó, quản trò sẽ hét “ra”, và các người chơi tiếp tục hát và chờ sự tín hiệu từ quản trò để tiếp tục trò chơi.
4. Trò chơi vận động cho cả bé và người lớn cùng tham gia
Cùng bé tham gia các trò chơi vận động không chỉ giúp ba mẹ, thầy cô… kết nối tốt hơn với các con, các trò. Mà còn giúp các bậc phụ huynh, thầy cô nâng cao sức khoẻ về mặt thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là 4 gợi ý trò chơi vận động giúp người lớn có thể chơi cùng các bé.
4.1 Chống đẩy
Chống đẩy là một trò chơi thể thao đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia, không phân biệt tuổi tác hay khả năng vận động. Ngay cả những người mới bắt đầu và trẻ nhỏ có thể dễ dàng thực hiện chống đẩy nhiều lần hơn người lớn do trọng lượng cơ thể nhẹ hơn.
4.2 Các môn thể thao tập thể (leo núi, bóng chuyền…)
Leo núi, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, đá bóng… là những trò chơi tập thể dục thú vị mà bạn có thể thực hiện ngay. Bên cạnh việc cải thiện sức khỏe thể chất, những trò chơi này còn giúp tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
4.3 Phép lịch sự
Cách chơi:
Quản trò sẽ đưa ra các mệnh lệnh cho người chơi thực hiện. Nếu mệnh lệnh có chữ “mời” đi kèm, người chơi mới thực hiện hành động đó. Người chơi nào không tuân thủ quy tắc sẽ bị phạt.
Ví dụ:
Quản trò nói: “Mời các bạn đứng lên.”
Người chơi chỉ đứng lên khi nghe có chữ “mời” đi kèm.
Quản trò có thể nói: “Tất cả ngồi xuống.”
Người chơi không thực hiện hành động ngồi xuống vì không có chữ “mời”.
4.4 Trò chơi vận động vui – nhảy dây
Trò chơi nhảy dây này đơn giản và gần gũi, mang đến niềm vui và sự phối hợp giữa các thành viên với nhau. Nếu chỉ có hai người, hãy tham gia trò chơi nhảy dây đôi để trải nghiệm niềm vui và kiểm tra khả năng phối hợp nhịp nhàng và sự khéo léo của bạn.
Với ba người, trò chơi nhảy dây có một chút khác biệt. Hai người sẽ làm nhiệm vụ quay dây trong khi người còn lại nhảy. Nếu ai đụng vào dây, họ sẽ chuyển sang vai trò quay dây.
Trên đây là danh sách các trò chơi vận động mà Trò Chơi Vận Động gợi ý cho bạn. Từ trò chơi mầm non đơn giản dành cho các bé, đến trò chơi cảm giác mạnh dành cho người lớn. Những trò chơi trên sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm thú vị và tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ cùng gia đình và bạn bè.
TÌM HIỂU VỀ GAME VẬN ĐỘNG
- Game giáo dục(03/09/2024)
- Dịch vụ thuê game hội nghị(03/09/2024)
- Game Mầm Non & Xu Thế Game Vận Động(18/07/2024)
- Tìm Hiểu Game Vận Động, Game Thùng Siêu Thị & Game Mầm Non tại Thuê Game(18/07/2024)
- Thuê Game Sự Kiện(18/07/2024)